Hôm nay, trong phạm vi ngữ pháp tiếng nhật N3, DORA sẽ giới thiệu với các bạn cách sử dụng mẫu ngữ pháp hình như tiếng nhật với ~みたい 、 ~らしい 、 ~っぽい. Hãy cùng DORA tìm hiểu mẫu ngữ pháp tiếng nhật trung cấp này nhé!
1. Ngữ pháp tiếng Nhật N3 ~みたい
① Cấu trúc
[Danh từ/Tính từ/ Động từ thể thường (普通形)] + みたいだ/ みたいに
[Danh từ/Tính từ/ Động từ thể thường (普通形)] + みたいな + Danh từ
みたい được xem như là một tính từ đuôi な
② Ý nghĩa :
Hình như, có vẻ …
③ Cách dùng
a) Diễn tả suy đoán của người nói
Đây là cách dùng đã được đề cập đến ở trình độ N4.
Ví dụ :
来週、田中さんは大阪へ出張するみたいだ。
(Raishuu, Tanaka san wa Oosaka he shucchousuru mitai da.)
→ Có vẻ tuần sau, anh Tanaka sẽ đi công tác ở Osaka.
b) Dùng để nêu lên ví dụ, so sánh. Diễn tả trạng thái, tính chất của sự vật, sự việc bằng cách so sánh với một trường hợp khác.
Ví dụ :
1)あなたは太陽みたいに眩しい。
(anata wa taiyou mitai ni mabushii.)
→ Em tỏa sáng như mặt trời vậy.
2)木村さんみたいな頭がいい恋人が好きです。
(Kimura san mitai na atama ga ii koinito ga suki desu.)
→ Tôi thích người bạn trai thông minh giống như anh Kimura.
2. Ngữ pháp tiếng Nhật N3 ~らしい
① Cấu trúc
[Danh từ] N + らしい
② Ý nghĩa :
Có vẻ, dường như,…
③ Cách dùng
Ở trình độ N4, chúng ta đã học về ~らしい với ý nghĩa diễn tả sự suy đoán dựa trên những gì nghe được. Tuy nhiên, trong ngữ pháp N3, ~らしい chỉ đứng sau danh từ, dùng để so sánh với một vật/người đặc trưng nào đó.
Ví dụ :
1) 今日は夏らしい暑いですね。
(kyo wa natsu rashii atsui desu ne.)
→ Hôm nay nóng như mùa hè ấy nhỉ.
2) 荒々しい言葉を使うのは彼らしくない。
(araarashii kotoba wo tsukau no wa karera shikunai.)
→ Nói chuyện thô lỗ không giống như phong cách của anh ấy chút nào.)
3. Ngữ pháp tiếng Nhật N3 ~っぽい
①Cấu trúc :
V (bỏ ます/N + っぽい
②Ý nghĩa :
Có vẻ, như là, giống như,…
③Cách dùng :
So sánh người hoặc vật có tính chất tương tự nhau, có cảm giác giống.
Ví dụ :
1) これは水っぽい茶ですね。
(kore wa mizuppoi cha desu ne.)
→ Trà này nhạt như nước vậy.
2) あの小学生、大人っぽい。
(ano shougakusei, otonappoi.)
→ Em học sinh tiểu học kia rất ra dáng người lớn.
4. Phân biệt cách dùng
~っぽい khác với ~みたい ở chỗ ~っぽい thường chỉ so sánh hai người/vật có tính chất tương tự như nhau, gần với nhau còn ~みたい có thể so sánh cả hai người/vật không liên quan gì đến nhau.
~みたい dựa trên thông tin có được hay những kinh nghiệm trực tiếp của bản thân như nhìn, nghe, ngửi,… để đưa ra phỏng đoán còn ~らしい truyền đạt lại những gì nghe được từ người khác hoặc suy luận từ một thông tin nào đó.
Có thể nói mức độ chính xác của ~みたい là 60-70% còn của ~らしい chỉ đúng khoảng 30-40%.
Như vậy, với các mẫu ngữ pháp tiếng nhật có vẻ みたい, っぽい, らしい có 2 tiêu chí để chúng ta phân biệt
+) Mối quan hệ giữa hai vật được so sánh ( có tính chất tương tự nhau hay không).
+) Mức độ chính xác của thông tin.
Bên trên là cách phân biệt các mẫu ngữ pháp tiếng nhật có vẻ, hình như,… thuộc ngữ pháp tiếng nhật N3. Hy vọng những chia sẻ của DORA sẽ giúp các bạn học tập hiệu quả.
Xem thêm